Home Chưa phân loại NHÀ LỚN LONG SƠN – NƠI LƯU GIỮ KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
Chưa phân loạiKhám Phá

NHÀ LỚN LONG SƠN – NƠI LƯU GIỮ KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO

Share
NHÀ LỚN LONG SƠN – NƠI LƯU GIỮ KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
Share

Một quần thể kiến trúc theo lối cổ mang nhiều nét đặc sắc, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời, với các tín ngưỡng dân gian và tâm linh độc đáo. Đó chính là những trải nghiệm nổi bật mà Nhà lớn Long Sơn sẽ mang đến cho du khách khi tham quan nơi đây. Để hiểu rõ hơn về di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia này, du khách có thể tham khảo các thông tin ngay sau đây!

Lịch sử hình thành

Nhà lớn Long Sơn còn có tên gọi khác là đền Ông Trần, tọa lạc bên sườn phía Đông Núi Nứa, thuộc xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

NHÀ LỚN LONG SƠN – NƠI LƯU GIỮ KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
Nhà lớn Long Sơn với những gam màu sáng hút mắt.

Khu di tích được khởi công xây dựng từ năm 1910 đến 1929, bởi Ông Trần (tên thật là Lê Văn Mưu, sinh năm 1856, người Hà Tiên đến đảo Long Sơn khai hoang lập nghiệp khoảng năm 1900). Tất cả các chi phí như: tiền của, công sức dùng để xây dựng Nhà lớn Long Sơn, đều do Ông Trần và những người tin theo ông tự nguyện đóng góp.

Được biết toàn bộ khu Nhà lớn mà chúng ta được tham quan ngày nay, không phải được xây dựng cùng một thời điểm, mà được bổ sung, hoàn thiện sau một thời gian dài.

+ Năm 1910, sau khi được sự cho phép của chính quyền, ông Trần cho xây dựng Nhà Thánh (thờ Khổng Tử) làm khu chính điện. Sau đó, ông tiếp tục xây dựng Lầu Trời, Lầu Tiên, Lầu Phật và sửa lại Nhà Hậu vốn có từ trước cho rộng lớn và khang trang hơn.

+ Năm 1927, Ông Trần cho cất thêm Lầu Cấm (làm tiền điện), hai ngôi nhà khách, cổng tam quan, khu vườn hoa, hai cổng ra vào khu vực thờ cúng.

+ Năm 1928, ông cho dựng tiếp Lầu Dài, phần dưới để trống làm nơi ăn nghỉ cho người đến thăm viếng và lễ bái, tầng trên bày các bàn thờ.

+ Những năm tiếp theo, Ông Trần cho xây cất 5 dãy phố (cho lưu dân cư ngụ khi mới đến lập nghiệp), nhà Long Sơn hội (nơi hội họp), trường học (dạy chữ quốc ngữ cho trẻ), nhà chợ, nhà máy xay xát lúa gạo, kho chứa thóc, nhà đèn, nhà thợ mộc, nhà bếp, các hồ và lu dùng để tích trữ nước ngọt, v.v…

Cho đến nay, khu di tích Nhà lớn Long Sơn vẫn được thế hệ con cháu của Ông Trần gìn giữ và bảo vệ nguyên vẹn. Nơi đây đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn, thích hợp cho những ai mong muốn tìm kiếm sự hoài cổ và những trải nghiệm mới lạ khi đến thành phố biển xinh đẹp Vũng Tàu.

Quần thể kiến trúc nghệ thuật độc đáo 

Nhà lớn Long Sơn được xây dựng với phong cách pha trộn giữa tín ngưỡng dân gian (trời, đất) với Nho giáo, Lão giáo của Khổng Tử. Ngay khi đặt chân vào đây, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt và âm hưởng của văn hóa dân gian. Trong quần thể di tích này có nhiều ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc của đình làng Việt Nam, những ngôi nhà được xây dựng với các tông màu hiếm thấy như: xanh nhạt, vàng, đỏ tươi…. Có thể nói đây là quần thể kiến trúc có lối xây dựng độc nhất vô nhị ở Việt Nam, bởi lẽ nó không theo bất cứ một chuẩn mực nhất định nào.

NHÀ LỚN LONG SƠN – NƠI LƯU GIỮ KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO

Kiến trúc độ đáo pha trộn giữa tín ngưỡng dân gian (trời, đất) với Nho giáo, Lão giáo của Khổng Tử.

Quần thể kiến trúc này được xây dựng khép kín, với nhiều công trình được chia thành ba khu riêng biệt như: Khu nhà thờ, khu lăng mộ ông Trần và một quần thể bao gồm nhiều nhà chức năng khác nhau như trường học, nhà chợ, nhà mát (dành cho ngư dân tránh mưa nắng), các dãy phố (dành cho lưu dân mới đến chưa có nhà ở), kho chứa thóc, nhà đèn, nhà thợ mộc, nhà bếp, nhà bảo tồn ghe Sấm (một trong năm chiếc ghe đầu tiên đưa đoàn ông Trần đến đảo Long Sơn) …

Những giá trị văn hóa đặc sắc

Du khách khi đến với di tích nhà lớn Long Sơn không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc độc đáo. Mặt khác, còn có cơ hội để tìm hiểu về những giá trị văn hóa lịch sự quý giá.

NHÀ LỚN LONG SƠN – NƠI LƯU GIỮ KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
Du khách tham quan  nhà lớn Long Sơn và tìm hiểu về đạo Ông Trần.

Ngoài đạo giáo của Khổng Tử, Nhà lớn Long Sơn còn hình thành tín ngưỡng đạo ông Trần. Đạo ông Trần là pha trộn nhiều đạo giáo khác nhau, truyền bá lối sống đơn giản, tự do, không cần tiếng chuông, tiếng mõ, không ăn chay, không kiêng kỵ và mục đích chính vẫn hướng con người đến với chân – thiện – mỹ. Trong đó, ông Trần vẫn dạy con cháu giữ gìn những phong tục, tập quán của ông như: mặc quần áo bà ba, đi chân đất, tóc búi gọn gàng… Nhìn chung tất cả hoạt động từ sinh hoạt đến tính cách đều học theo ông và mang đậm chất con người vùng đất Nam Bộ.

Hàng năm, vào ngày giỗ ông Trần (20 tháng 2 âm lịch) và ngày Tết trùng cửu (9 tháng 9 âm lịch), Nhà lớn Long Sơn tổ chức lễ hội rất trang trọng và náo nhiệt, thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham dự để được trải nghiệm và chứng kiến nhiều nét văn hóa đặc sắc tại đây.

Ăn gì khi đi tham quan Nhà lớn Long Sơn

Xã đảo Long Sơn của thành phố Vũng Tàu, trước nay vẫn rất nổi tiếng với các món như: gà nướng, hàu sữa nuôi ngay tại bè. Vì vậy, khi tham quan Nhà lớn Long Sơn, Du khách nhớ ghé thưởng thức gà nướng hoặc ăn hải sản trên một số bè nuôi hàu và hải sản ở Long Sơn nhé.

Nguồn: UBND Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 

Share

Leave a comment

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Articles
Khám Phá

ĐỒI CON HEO ĐỊA ĐIỂM SỐNG ẢO NỔI TIẾNG Ở VŨNG TÀU

ĐỒI CON HEO – ĐỊA ĐIỂM SỐNG ẢO NỔI TIẾNG Ở VŨNG...

Khám Phá

Bãi Trước Vũng Tàu có gì đặc biệt?

Bãi Trước là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng...

Khám Phá

Thích ca Phật đài là gì?

Thích Ca Phật Đài là một quần thể kiến trúc Phật giáo lớn, cũng là...